Tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 (phiên bản mới nhất) được ban hành vào năm 2008, đưa các yêu cầu về Quản lý trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trong tổ chức. SA 8000 được Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên Kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New York, Hoa Kỳ.
Tiêu chuẩn SA 8000 có thể áp dụng cho các tổ chức / công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ tại các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Đồng thời, là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc, cung cấp các giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật và thay đổi nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
Tình hình thực hiện SA 8000 ở Việt Nam.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001, tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14001. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000:2008 (ISO 26000:2008) lại rất ít. Đây là thực trạng đáng lo ngại vì tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9001, ISO 14001 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ và châu Âu trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực hiện SA 8000 tại Việt Nam rất thuận lợi bởi những tiêu chuẩn của SA 8000 có nhiều điểm tương đồng với các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ luật Lao động cũng như quy định của Nhà nước thì đã đáp ứng gần như các tiêu chuẩn của SA 8000.
Tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng dựa trên các công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với 13 yêu cầu:
1. Tuổi tối thiểu và các khuyến nghị;
2. Khuyến nghị về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp;
3. Công ước về lao động cưỡng bức;
4. Tự do hiệp hội và bảo vệ các quyền về công ước tổ chức;
5. Quyền về công ước tổ chức và thương lượng tập thể;
6. Công ước về trả công bình đẳng;
7. Bãi bỏ lao động cưỡng bức;
8. Công ước về phân biệt đối xử (sự làm công và nghề nghiệp);
9. Công ước về đại diện của người lao động
10. Công ước về tuổi lao động tối thiểu;
11. Công ước về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
12. Công ước về tuyển dụng (thuê mướn) và phục hồi nghề nghiệp
13. Công ước về lao động tại gia;
Lợi ích của SA 8000
Việc áp dụng SA 8000 vào các hoạt động của tổ chức sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó có thể phân loại như sau:
Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
Nếu Công ty đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm của mình được bán ra đứng tên và nhãn mác của Công ty mình được tạo ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát.
Tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cầu cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của Công ty.
Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:
Cung cấp cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới, đồng thời đem lại cho Công ty cũng như các nhà quản lý "Sự yên tâm về trách nhiệm xã hội".
Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 có thể giúp giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau. Tạo cho Công ty một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng.
Cam kết của Công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành và cam kết của họ đối với Công ty. Điều này không những giúp Công ty tăng được năng suất mà còn có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có chính sách với người lao động tốt hơn so với yêu cầu của SA 8000. Thu nhập của người lao động tại nhiều doanh nghiệp còn cao hơn mức tối thiểu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực. Nhưng hiện tại, số doanh nghiệp Việt Nam được chứng nhận đạt SA 8000 mới chỉ dừng lại ở con số hàng chục.
Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân hàng đầu là sự nhận thức: Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn này cho hội nhập, chưa nhận thức được rằng, ngày nay, các nhà nhập khẩu nước ngoài chịu sức ép lớn từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức công đoàn, các nhóm tư vấn và cả giới truyền thông. Lý do mà doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa thực hiện áp dụng tiêu chuẩn này vì họ không thấy được lợi ích thiết thực và lâu dài mà SA 8000 mang lại nên khá mơ hồ về SA 8000.
Nhiều tổ chức/doanh nghiệp có ý định thực hiện SA 8000 nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Kinh phí bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, Quý khách hãy liên hệ đến chúng tôi, các chuyên gia sẽ giúp bạn với cam kết “Dịch vụ tư vấn của KIS chỉ hoàn thành khi khách hàng nhận được chứng chỉ”
LIÊN HỆ / HỖ TRỢ
Hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ Đào tạo và tư vấn SA 8000 tốt nhất bằng cách liên hệ qua Email: vphn@kis.vn hoặc Hotline: 0942.99.66.88 để biết thêm chi tiết.