ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn về quản lý môi trường phổ biến nhất trên thế giới. Trên cơ sở soát xét lại nhằm đảo bảo tính phù hợp với yêu cầu trong tương lai, phiên bản ISO 14001:2015 đã đạt sự đồng thuận quốc tế trong việc đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường. Nó giúp cải thiện tổ chức của họ gắn với đảm bảo hiệu suất môi trường thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng, sự tín nhiệm của các bên liên quan.
Bằng việc đưa ra các yêu cầu đối với quản lý môi trường, ISO 14001 đã là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới và là một công cụ quan trọng đối với nhiều tổ chức. Với con số hơn 300.000 chứng chỉ được cấp mỗi năm, ISO 14001 đứng ở vị trí khá cao trong chương trình nghị sự của nhiều tổ chức, những đơn vị quan tâm đến tác động môi trường.
Nhằm đảm bảo tính phù hợp của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của thị trường, ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đáp ứng những xu hướng mới nhất, ví như thừa nhận của các công ty về sự cần thiết phải tính đến cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong có ảnh hưởng đến tác động của chúng, bao gồm cả biến đổi khí hậu.
Bản soát xét là kết quả công sức lao động của 121 chuyên gia của ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC 1 về phát triển môi trường đại diện cho các bên liên quan từ 88 quốc gia, dẫn dắt bởi BSI, đại diện của UK trong ISO.
ISO 14001:2015 chứa đựng các cải tiến, cải thiện trong một số điểm chính sau:
- Cam kết của bộ phận lãnh đạo;
- Sự gắn kết với đường lối chiến lược;
- Bảo vệ môi trường, tập trung vào các sáng kiến chủ động;
- Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
- Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc.
Theo bà Anne-Marie Warris – Chủ tịch Ban Kỹ thuật ISO/TC 207/SC1 (chịu trách nhiệm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn ISO 14001), bản soát xét mới này có khả năng đảm bảo tính phù hợp với thị trường trong khoảng 20 năm, bao gồm cả việc giúp quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện.
ISO 14001:2015 có thể được áp dụng bởi bất kỳ tổ chức, bất kể quy mô hoạt động hoặc lĩnh vực. Nó đưa ra những tiêu chí cho một hệ thống quản lý môi trường và có thể được chứng nhận; Hoạch định ra những khuôn khổ hành động cho một công ty hay tổ chức có thể làm theo để thiết lập một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. ISO 14001:2015 không quy định các tiêu chí hoạt động môi trường cụ thể nên tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần Tiêu chuẩn tương ứng, phù hợp để cải thiện hệ thống quản lý môi trường của mình.
“Trong thời gian tới, phiên bản mới sẽ giúp tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các vấn đề môi trường và suy nghĩ, kế hoạch về chiến lược hành động của tổ chức”. Bà Anne-Marie Warris – Chủ tịch Ban Kỹ thuật ISO/TC 207/SC1 - nhận xét và bổ sung: “Tôi có thể thấy trước rằng, quan điểm về vòng đời và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng được đề cập đến trong ISO 14001 sẽ trở nên ngày một mạnh mẽ trong tương lai”.
Tổng Thư ký hành động của ISO- ông Kevin McKinley cho biết, “Bản soát xét lần này của ISO 14001 phản ánh rất nhiều thay đổi trong công nghệ và những gì mà các bên liên quan mong đợi ở một tổ chức”. Cũng theo ông, “ISO 14001 có thể là một công cụ có nhiều khả năng mang lại lợi ích kinh tế, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh và giúp các tổ chức cải thiện năng suất, chất lượng”.