Đảm bảo An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45000

Bộ tiêu chuẩn ISO 45000 ra đời nhằm cải thiện sự an toàn của nhân viên, giảm rủi ro tại nơi làm việc, tạo môi trường làm việc tốt hơn, an toàn hơn,… Đây cũng là vấn đề mà cả người lao động và người sử dụng lao động quan tâm.
Đảm bảo An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45000
Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organizzation for Standardization - ISO), trên thế giới ghi nhận hơn 300 triệu vụ tai nạn lao động khoảng 2,3 triệu người tử vong mỗi năm vì những hoạt động liên quan tới công việc.
Tại mỗi 1 tổ chức đều có các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn lao động chung hoặc tiêu chuẩn của 1 quốc gia nhằm cung cấp môi trường làm việc an toàn, giảm khả năng gây thương tích cho người lao động. Tuy nhiên đây là một mô hình không bền vững và chưa chứng tỏ được sự phù hợp với toàn cầu.
Trước tình hình cấp bách này, Tổ chức ISO đã xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 45000 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để giúp các tổ chức trên toàn thế giới cải thiện, thiết lập một môi trường đảm bảo ngăn ngừa các tai nạn, bệnh tật và an toàn cho người lao động.
Bộ tiêu chuẩn ISO 45000 Sức khỏe và an toàn lao động bao gồm: ISO 45001:2018 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng; ISO 45002 - Hướng Dẫn Thực Hiện ISO 45001; ISO 45003 Hướng dẫn thực tế về quản lý sức khỏe tâm lý tại nơi làm việc; ISO/DIS 45004 Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp — Hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện; ISO/PAS 45005:2020 Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Hướng dẫn chung để làm việc an toàn trong đại dịch COVID-19;… Các tiêu chuẩn này có cấu trúc tương tự các hệ thống quản lý ISO khác như ISO 14001 hoặc ISO 9001.
Được xây dựng dựa trên sự thành công của các tiêu chuẩn quốc tế trước đó trong lĩnh vực đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp như OHSAS 18001, tiêu chuẩn của ILO, hướng dẫn ILO-OSH, các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau và các công ước, tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO,... ISO 45001 giúp các tổ chức/doanh nghiệp nghiêm túc trong việc cải thiện sự an toàn của nhân viên, giảm rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện để có môi trường làm việc tốt hơn, an toàn hơn.
tieu chuan isso 45001 2018
Yêu cầu về lãnh đạo khi xây dựng chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong ISO 45001:2018
Lãnh đạo cao nhất giữ vai trò quan trọng quá trình xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động. Khi xây dựng chính sách quản lý an toàn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn ISO 45001:2018 yêu cầu lãnh đạo phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và thể hiện cam kết đối với Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động.
Để làm được điều này, lãnh đạo cao nhất phải:
• Chịu trách nhiệm giải trình đối với hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động;
• Đảm bảo chính sách vệ sinh an toàn lao động và những mục tiêu OHS đã được thiết lập có sự tương thích với định hướng chiến lược cũng như bối cảnh của tổ chức;
• Đảm bảo tích hợp giữa yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động với các hoạt động chủ chốt của tổ chức;
• Đảm bảo nguồn lực sẵn có đáp ứng được yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động;
• Duy trì trao đổi thông tin về tầm quan trọng của an toàn sức khỏe nghề nghiệp;
• Đảm bảo hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động đạt được những kết quả theo dự kiến;
• Định hướng cũng như khuyến khích mọi người trong tổ chức đóng góp vào việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động;
• Tiến hành thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động;
• Hỗ trợ các quản lý liên quan khác.
Việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 phải được thực hiện theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn. Chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hoàn chỉnh phải đảm bảo:
• Phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức.
• Phải xác định được các mối nguy, rủi ro và cơ hội trong hệ thống an toàn vệ sinh lao động.
• Cung cấp khuôn khổ cho quá trình thiết lập những mục tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
• Có cam kết loại bỏ các mối nguy và giảm các rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp và các cam kết cụ thể khác có liên quan tới bối cảnh của tổ chức.
• Có cam kết của tổ chức đối với việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác.
• Có cam kết trong hoạt động cải tiến liên tục đối với hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động để có thể nâng cao sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.
• Chính sách vệ sinh an toàn lao động theo ISO 45001 cần phải được duy trì dưới hình thức thông tin dạng văn bản, sẵn có cho các bên quan tâm, thỏa đáng và thích hợp.
• Chính sách sau khi được lãnh đạo cao nhất phê duyệt phải được trao đổi thông tin trong toàn bộ tổ chức.
Dưới đây là ví dụ để Quý tổ chức/doanh nghiệp có thể hình dung rõ hơn về chính sách vệ sinh an toàn lao động:
+ Chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp: Thúc đẩy việc thực hiện chính sách về sức khỏe và an toàn là mục tiêu chung của tổ chức/doanh nghiệp  và các nhân viên làm việc tại tổ chức/doanh nghiệp ở tất cả các cấp.
Với mục tiêu đó, tổ chức/doanh nghiệp đã đánh giá mức độ rủi ro về sức khỏe, an toàn liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp và đã đưa ra các thỏa thuận phù hợp để kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động và những người liên quan.
+ Chính sách về sức khỏe và an toàn:
• Tạo ra và duy trì một môi trường và điều kiện làm việc an toàn, không có nguy cơ đối với sức khỏe
• Cung cấp và duy trì máy móc, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo an toàn và không có rủi ro cho sức khỏe
• Duy trì việc kiểm soát của tổ chức/doanh nghiệp đến tất cả các nơi làm việc, luôn trong điều kiện an toàn và không có rủi ro đối với sức khỏe.
• Tham khảo ý kiến của các nhân viên về những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của họ.
• Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, thông tin, tư vấn, giám sát để đảm bảo năng lực của nhân viên, đảm bảo các nhiệm vụ được giao là trong phạm vi về kỹ năng, hiểu biết và khả năng của người được giao việc, công việc được thực hiện một cách an toàn.
• Ngăn ngừa tai nạn và các bệnh nghề nghiệp.
• Tuân thủ các quy định như các yêu cầu về đảm bảo sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động tại nơi làm việc và những người mà Tổ chức/doanh nghiệp  có nghĩa vụ theo luật định.
• Đảm bảo vai trò và trách nhiệm của bộ phận quản lý và nhân viên được xác định rõ ràng và phân công ở tất cả các cấp.
• Cung cấp đầy đủ các nguồn lực (bao gồm cả đào tạo, thông tin, hướng dẫn, giám sát, máy móc và thiết bị, và các dịch vụ hỗ trợ) để thực hiện được chính sách này.
• Tất cả các nhân viên được khuyến khích để đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy và duy trì môi trường làm việc không có các tai nạn và các vấn đề sức khỏe nghề nghiệp.
• Định kỳ xem xét và sửa đổi chính sách về sức khỏe và an toàn khi cần thiết.
Được thiết kế phù hợp với các tổ chức/doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành công nghiệp, tiêu chuẩn ISO 45001 được kỳ vọng sẽ giảm chấn thương và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp trên toàn thế giới, qua đó cải thiện tình trạng an toàn nghề nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xây dựng và áp dụng ISO 45001:2018 là yếu tố quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, mang ý nghĩa lớn hơn nhiều việc đơn thuần “tuân thủ yêu cầu pháp luật”.

Quý khách hãy liên hệ đến chúng tôi qua địa chỉ Email: vphn@kis.vn hoặc Hotline: 0942.99.66.88 để được hỗ trợ tốt nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây